Searching...

Chảo chống dính những điều bạn chưa biết

Chảo chống dính những điều bạn chưa biết - một số điều mà bạn chưa biết về vật dụng nhà bếp này sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ, mắt chữ O mồm chữ A đấy.

Chảo chống dính - những điều bạn chưa biết


Việc phát hiện ra công nghệ chống dính đầu tiên bắt đầu bằng các nghiên cứu về … tủ lạnh. Lúc đó, các nhà khoa học tại nhà máy Chemicals Kinetic, một công ty con của tập đoàn DuPont, đang tìm kiếm một loại hóa chất ít độc hại hơn để dùng làm chất làm lạnh mới.


Năm 1938, nhà khoa học Roy Plunkett ở Ohio (Mỹ) đã chế tạo một hỗn hợp nhằm tạo ra khí tetrafluoroethylene. Sáng hôm sau, ông phát hiện ra một chất sáp màu trắng, chứ không phải khí như ông đã tưởng​​. Sau khi phân tích, chất mới được tìm thấy là polytetrafluoroethylene, viết tắt là PTFE, và nó được công nhận là một hợp chất có tác dụng trơn trượt đặc biệt. Chất hóa học này được cấp bằng sáng chế vào năm 1941. Hãng DuPont cũng đã đăng ký nhãn hiệu cho chất này là Teflon vào năm 1945.

Nhờ phát minh về chất Teflon, Plunkett đã được giới thiệu vào tổ chức Những nhà sáng chế nổi tiếng của Mỹ vào năm 1985. Tuy nhiên, phải đến khi Marc Gregoire, một kỹ sư người Pháp, phát hiện ra cách liên kết PTFE vào nhôm, thì chiếc chảo chống dính đầu tiên trên thế giới mới được tạo ra. Năm 1956, Marc Gregoire cùng với vợ thành lập Tập đoàn Tefal. Năm 1960, Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) phê duyệt PTFE được dùng cho các thiết bị chế biến thực phẩm. Với sự chấp thuận này, công ty Tefal, tại Mỹ gọi là T-FAL, đã bắt đầu bán chảo chống dính.

Chảo chống dính những điều bạn chưa biết

Để bề mặt chống dính của chảo không bị trầy xước, các đồ dùng như muôi, đũa bằng gõ, nhựa là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, nên điều chỉnh nhiệt độ bếp ở mức thấp hoặc trung bình. Hãy đảm bảo rằng chiếc chảo của bạn không phải chịu mức nhiệt độ cao tầm 204 đến 260 độ C.

Mặc dù không nên cọ rửa quá mạnh với chảo chống dính, tuy nhiên việc rửa chảo thông thường với nước ấm và xà phòng đều được, không nên chà xát mạnh tay, dùng miếng rửa bát thô để rửa chảo chống dính.


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chảo chống dính với các nhãn hiệu khác nhau. Loại lớp phủ, số lượng lớp phủ và độ dày của kim loại, tất cả đều góp phần tác động đến độ bền và tuổi thọ của chảo chống dính. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất chảo, loại chảo nặng hơn với nhiều lớp phủ hơn có thể có giá đắt hơn. Tuy nhiên, dù bạn chọn mua loại chảo có bề mặt chống dính như thế nào – bằng chất polytetrafluoroethylene (PTFE) hoặc fluoropolymer – thì vẫn là "của bền tại người", sử dụng chảo như thế nào để duy trì được lớp phủ chống dính tốt vẫn tùy thuộc vào bạn.

Theo tập đoàn DuPont, hầu hết lớp phủ chống dính của chảo đều có tuổi thọ 3-5 năm với mức độ sử dụng bình thường. Chảo được dùng nhiều hay ít, dùng để xào, kho hay rán và dùng cùng với các dụng cụ làm bếp như muôi, thìa, đũa thế nào đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của chảo chống dính.

0 comments:

Đăng nhận xét

:) :)) ;(( :-) =)) ;( ;-( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ $-) (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.

 
Back to top!